Có âm mưu đằng sau điểm đánh giá âm thanh khó hiểu của DxOMark dành cho iPhone 11 Pro?

Có âm mưu đằng sau điểm đánh giá âm thanh khó hiểu của DxOMark dành cho iPhone 11 Pro?

Nếu theo dõi sự kiện Mate 30 Pro hay Mi Mix Alpha, bạn sẽ nhận ra một nhu cầu rất lớn của các hãng Android Trung Quốc…

Khi điểm số DxOMark của Mate 30 Pro được công bố, các trang báo thế giới đã nhìn ra một mâu thuẫn khá thú vị: không được bán rộng rãi tại Pháp (trụ sở DxOMark) nhưng Mate 30 Pro có điểm ảnh chụp ngay sau khi lên kệ tại… Trung Quốc. Còn chiếc iPhone 11 Pro, vốn đã được bán rộng rãi tại châu Âu kể từ ngày 20/9, cho đến ngày 13/10 vẫn chưa được DxOMark đánh giá.

Tại sao một công ty Pháp lại có thể đánh giá smartphone Trung Quốc từ nhiều ngày trước khi chiếc smartphone này lên kệ tại quê nhà? Tại sao một công ty Pháp lại mất tới 3 tuần vẫn chưa thể đánh giá một chiếc smartphone bán rộng rãi ở châu Âu?

Có âm mưu đằng sau điểm đánh giá âm thanh khó hiểu của DxOMark dành cho iPhone 11 Pro? - Ảnh 1.

iPhone 11 Pro Max cuối cùng cũng đã có điểm DxOMark…

Không ai biết câu trả lời, nhưng ít nhất thì đến ngày 10/10, DxOMark đã cho iPhone 11 Pro một điểm số. 

Mâu thuẫn lợi ích

Đó không phải điểm số ảnh chụp, mà là điểm số chất lượng âm thanh. Trong bảng xếp hạng mới “vén màn”, iPhone 11 Pro thậm chí còn thua kém cả iPhone XS Max của năm ngoái. À, hóa ra, DxOMark đã có iPhone 11 Pro rồi, chẳng qua công ty này chưa thèm đánh giá ảnh chụp của mẫu iPhone mới mà thôi.

Tại sao lại có mâu thuẫn này? DxOMark được biết đến đầu tiên với vai trò là ảnh chụp, tại sao không dành thời gian đánh giá chiếc smartphone thu hút nhiều sự chú ý nhất thế giới? Tại sao lại chọn âm thanh trong khi đó là lĩnh vực ít người dùng muốn thực sự đầu tư? 

Có âm mưu đằng sau điểm đánh giá âm thanh khó hiểu của DxOMark dành cho iPhone 11 Pro? - Ảnh 2.

DxOMark vừa đánh giá, vừa tư vấn giải pháp cải thiện ảnh chụp (và sắp tới là âm thanh).

Đơn giản thôi, bởi bên cạnh các đánh giá được công bố rộng rãi, DxOMark còn có dịch vụ tư vấn cho các công ty để cải thiện chất lượng ảnh chụp. Mặc dù luôn tuyên bố hai mảng hoạt động độc lập với nhau, những tranh cãi xoay quanh smartphone Huawei hay sự việc của iPhone 11 Pro mới đây cho thấy DxOMark không đặt mối quan tâm của người dùng lên trên hết. Trái lại, cách hành xử của DxOMark cho thấy công ty này chỉ ưu tiên các đối tác có dùng dịch vụ tư vấn mà thôi.

Có cầu, sẽ có cung

Nếu theo dõi 2 sự kiện vén màn Mate 30 Pro và Mi Mix Alpha, bạn sẽ thấy một hiện tượng đặc biệt: cả Huawei lẫn Xiaomi này đều liên tục nhắc đến iPhone 11 Pro và Galaxy Note10+. Đi sau về sáng tạo, lại kém hoàn thiện hơn, các hãng smartphone Trung Quốc đang phải dùng những con số để chứng minh sự vượt trội với 2 tên tuổi đang dẫn đầu phân khúc cao cấp. Đôi khi, khát vọng dùng số này sẽ đưa họ đến những cột mốc mới về sự… lố bịch. Ví dụ, Xiaomi khoe Mi 9 Pro nhẹ hơn Galaxy Note10+ tận… 2 gram, còn Huawei khoe… cái rãnh nhỏ hơn.

Có âm mưu đằng sau điểm đánh giá âm thanh khó hiểu của DxOMark dành cho iPhone 11 Pro? - Ảnh 3.

Cơn cuồng số của người Trung Quốc: Xiaomi khoe Mi 9 Pro nhẹ hơn Galaxy Note10+ tới… 2 gram.

So với những con số này, điểm chất lượng âm thanh rõ ràng là không… nhảm nhí bằng. Quan trọng hơn cả, không như màn hình, benchmark chip hay thời lượng pin, “chất lượng ảnh chụp” và chất lượng âm thanh không phải là lĩnh vực có thể lượng hóa một cách hoàn hảo. Thứ là hay với người này có thể là dở với người khác – nói cách khác, không có thứ gì khách quan ràng buộc DxOMark phải chứng minh rằng smartphone A có ảnh đẹp hơn smartphone B, smartphone C sẽ nghe hay hơn smartphone D… 

Ví dụ điển hình là điểm số cao nhất về ảnh chụp dành cho Huawei P30 Pro, dẫu màu sắc trên chiếc smartphone này cực kỳ sai lệch do sử dụng cảm biến RYYB (mắt người nhạy sáng với RGB). Tuần vừa qua, phó chủ tịch OPPO còn lên tiếng lý giải vì sao công ty này không chấp nhận đánh giá của DxO: “Có thể là nhu cầu dành cho các tổ chức đánh giá là có thật, nhưng một thứ mang tính chủ quan như ảnh chụp liệu có nên tuân theo một tiêu chuẩn duy nhất? Làm đẹp tất cả mọi người theo cùng một kiểu có phải là đúng đắn hay không“?

Lời mời gọi

Có âm mưu đằng sau điểm đánh giá âm thanh khó hiểu của DxOMark dành cho iPhone 11 Pro? - Ảnh 4.

Hãy đến với DxOMark để chứng minh smartphone của bạn có âm thanh tốt hơn iPhone 11 Pro Max…

Nhưng OPPO đến năm nay mới có sản phẩm để cạnh tranh trực tiếp với iPhone (dòng Reno). Còn Huawei và Xiaomi đã liên tục vươn lên bằng cách tự so mình với Apple. Huawei và Xiaomi chắc chắn sẽ rất muốn được quyền khoe “Theo một tổ chức, điểm âm thanh của Mi/Mate/P… cao hơn trên iPhone”. DxO thừa biết nhu cầu này tồn tại, nên trên bảng xếp hạng âm thanh công ty này chỉ đưa vào những chiếc smartphone cũ, ít người quan tâm. Vì iPhone vốn đã chẳng mấy khi mặn mà cùng DxO, điểm âm thanh của iPhone 11 Pro được ngay lập tức công bố để “nhử” các hãng đối thủ: hãy đến với DxO ngay đi, các bạn sẽ chứng minh được rằng điện thoại của mình nghe hay hơn iPhone mới nhất.

Cùng lúc, đã 3 tuần rồi, điểm ảnh chụp của iPhone 11 Pro vẫn cứ chẳng thấy đâu…  

 

 

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình / 5. Số lần đánh giá:

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status