Ưu tiên trải nghiệm người dùng lên trên tất cả – hướng đi thú vị và hiệu quả của Huawei ở Việt Nam

Ưu tiên trải nghiệm người dùng lên trên tất cả – hướng đi thú vị và hiệu quả của Huawei ở Việt Nam

Huawei – nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới, thương hiệu công nghệ luôn đi đầu với những đột phá về AI, 5G hay vi xử lý sẽ mở cửa hàng mới tại Hà Nội tới đây. Nhưng khác biệt với những cửa hàng chuyên dành cho bán hàng, tại đây, những tiến bộ công nghệ mới nhất của hãng, đi kèm với hàng loạt sản phẩm đẳng cấp, chất lượng và rất cao cấp sẽ được trưng bày, thoải mái cho người dùng được thử trên tay, được trải nghiệm mà không tốn chi phí nào.

Tập trung vào “bán trải nghiệm”, chứ không phải bán sản phẩm

Huawei gọi đó là “cửa hàng trải nghiệm”. Xây dựng những cửa hàng như thế này cho thấy Huawei đang sử dụng cách tiếp cận khách hàng rất khác biệt so với các đối thủ. Thay vì chỉ trưng bày và mở bán các sản phẩm thương mại nhằm mục đích thu về lợi nhuận, Huawei lại muốn khách hàng được trải nghiệm những gì tiên tiến nhất, hiện đại nhất để từ đó, khách hàng có thể xây dựng được niềm tin với thương hiệu mạnh mẽ hơn. Concept mới lạ này đặt ra nhiều câu hỏi rất tự nhiên: “Trải nghiệm mua sắm kiểu cũ có gì không đúng? Tại sao nó cần phải thay đổi? Và liệu khách hàng có thực sự cảm thấy hài lòng sau khi trải nghiệm sản phẩm cao cấp tới mức họ sẽ mua chúng không?”

Ưu tiên trải nghiệm người dùng lên trên tất cả - hướng đi thú vị và hiệu quả của Huawei ở Việt Nam - Ảnh 1.

Những câu hỏi đó đúng là mới với các khách hàng Việt nhưng thật ra, khái niệm “cửa hàng trải nghiệm” đã bắt đầu nhen nhóm trên thế giới cách đây vài năm. Cần nhắc lại lịch sử một chút, từ năm 1962, Kmart, Target và Wal-Mart đã bắt đầu giới thiệu hàng loạt những chuỗi cửa hàng giảm giá trên khắp nước Mỹ. Kể từ đó trở đi, đại bộ phận người tiêu dùng Mỹ đều đặt nặng vấn đề giá cả, muốn các deal sản phẩm rẻ nhất, chứ không phải dịch vụ hay tính cao cấp của sản phẩm. Những cửa hàng ấy đã thành công về mặt doanh số, lợi nhuận nhưng họ đã làm mất đi tính “lãng mạn” của sản phẩm – theo lời của Paco Underhill, tác giả cuốn “Vì sao chúng ta mua hàng” (Why We Buy), đồng thời là sáng lập viên của Envirosell, một công ty tư vấn bán hàng lớn. Theo ông, thời đại ấy đã qua, khách hàng đang tìm kiếm những mô hình mới mẻ và hấp dẫn hơn. Mô hình mới mẻ này phải giúp khách hàng vượt qua được những rào cản về mặt nhận thức giá cả, mà ở đó, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, trải nghiệm thực sự, những gì họ xứng đáng được nhận ở mức độ cao nhất.

Ưu tiên trải nghiệm người dùng lên trên tất cả - hướng đi thú vị và hiệu quả của Huawei ở Việt Nam - Ảnh 2.

Đó chính là những gì mà cửa hàng trải nghiệm của Huawei muốn hướng tới. Xuất hiện lần đầu tại Phillipines vào năm 2015, mở rộng sang Nhật Bản vào năm 2016, cửa hàng trải nghiệm của Huawei đã chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới này bằng những sản phẩm cao cấp, những thiết bị công nghệ tiên tiến hàng đầu thị trường và trải nghiệm sang trọng hiếm có. Ngay cả ở Dubai, thành phố vốn nổi tiếng vì đắt ỏ và sự cao cấp, Huawei vẫn có thể khiến các khách hàng từ Trung Đông cảm thấy thích thú.

Ưu tiên trải nghiệm người dùng lên trên tất cả - hướng đi thú vị và hiệu quả của Huawei ở Việt Nam - Ảnh 3.

Những cửa hàng trải nghiệm có đặc điểm chung là đều hướng về các sản phẩm công nghệ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đây là những loại sản phẩm có thể trải nghiệm tại chỗ, có mức giá đa dạng, với nhiều dải sản phẩm thực sự đắt giá, không nhiều người có thể mua hoặc thậm chí là trên tay thử. Khách hàng có thể dừng lại ở cửa hàng trải nghiệm này để cầm nắm, chụp ảnh thực tế trên chiếc điện thoại cao cấp nhất của hãng – Huawei Mate 10 Porsche Design hay chơi game, lướt web trên chiếc laptop Matebook X Pro. Những trải nghiệm “nhìn tận mắt, dùng tận tay” như thế này sẽ củng cố thêm niềm tin của khách hàng vào thương hiệu Huawei. Bạn không cần phải nhìn ngắm những hình ảnh online để rồi quyết định mua hàng mang tính chất may rủi nữa, cứ tận hưởng thực tế đi.

Thành công từ chiến lược đúng đắn

Chiến lược này của Huawei có thành công hay không, chỉ cần nhìn những con số thực tế để biết. Trong quý vừa qua, theo số liệu từ IDC, Canalys và Strategy Analytics, Huawei đã vượt Apple, vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần smartphone toàn cầu trong quý 2/2018. Công ty đã xuất xưởng hơn 54,2 triệu sản phẩm trong quý 2 so với 41,3 triệu chiếc iPhone mà Apple đã bán ra. Theo số liệu của IDC, thị phần quý 2 của Huawei đạt 15,8% (kỷ lục mới của công ty), Apple chiếm 12,1%. Xiaomi và Oppo xếp tiếp theo trong bảng danh sách.

Smartphone cao cấp của Huawei cũng đang dần chứng tỏ vị thế thực sự trên toàn cầu. Vừa qua, Huawei là công ty đầu tiên trên thế giới cho ra mắt con chip sản xuất trên tiến trình 7nm, vượt mặt cả Apple và Qualcomm, với rất nhiều cải tiến vượt trội. Trước đó, dòng flagship cao cấp P20 và P20 Pro đạt doanh số tới 10 triệu chiếc trong 5 tháng. Tại Trung Quốc, bộ đôi này làm mưa làm gió các bảng xếp hạng bán chạy, giúp Huawei thu về 15 triệu USD chỉ sau 10 giây đầu tiên lên kệ.

Ưu tiên trải nghiệm người dùng lên trên tất cả - hướng đi thú vị và hiệu quả của Huawei ở Việt Nam - Ảnh 4.

Rõ ràng, cách tiếp cận của Huawei đang tỏ ra hữu hiệu: nếu khách hàng biết được rằng sản phẩm cao cấp của Huawei có chất lượng ấn tượng như thế nào, họ sẽ nhớ tới tên thương hiệu nhiều hơn, sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn cho lần mua sắm tiếp theo hơn hoặc đơn giản, họ tin rằng “Huawei là thương hiệu sản xuất ra những sản phẩm hết sức chất lượng”, vậy là đủ.

Đi kèm với chất lượng sản phẩm được khẳng định trên thị trường toàn thế giới, dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo cùng bản lĩnh tiên phong trong nhiều khía cạnh công nghệ hàng đầu, Huawei chắc chắn sẽ chinh phục được người tiêu dùng Việt trong thời gian tới. Và những cửa hàng trải nghiệm chỉ là bước đầu trong tiến trình này.

 

 

Tổng quan đánh giá

Bấm để đánh giá chất lượng

Chấm điểm trung bình / 5. Số lần đánh giá:

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên !

Mục nhập này đã được đăng trong Tech news và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status